Cách đây gần 1 thế kỷ, hình ảnh thực sự quý giá về Việt Nam đã được ghi lại bằng những cuốn phim màu. Đến nay, những bức ảnh này đã trở thành một nguồn tư liệu rất quý giá về đất nước, con người Việt Nam trong lịch sử.

Năm 1909, An-be Kan (1860 – 1940) bắt đầu thực hiện dự án “kho ảnh về cuộc sống của con người trên Trái đất” bằng hệ thống chụp và xử lý ảnh bằng kính màu – phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên trên thế giới. Ông tin rằng, có thể tăng cường sự giao thoa văn hóa và hòa bình giữa các dân tộc qua nghệ thuật nhiếp ảnh. An-be đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ của ông đã thực hiện tổng cộng 72.000 bức ảnh và 183.000 thước phim ghi lại những hình ảnh đời thường, những nền văn hóa đặc trưng trên khắp hành tinh, tạo thành bộ sưu tập lớn nhất từ trước tới nay trong giai đoạn đầu tiên của ảnh màu. Họ đã chụp những bức ảnh màu đầu tiên ở các quốc gia xa xôi đối với phương Tây thời đó, trong đó có Việt Nam.

Năm 1929, sự sụp đổ của phố Wall buộc An-be phải ngừng dự án. Mặc dù ngân hàng bị phá sản sau cuộc Đại suy thoái nhưng bộ sưu tập của ông vẫn “đứng vững”. Ông qua đời năm 1940 và để lại cho thế giới một bộ sưu tập ảnh màu vô cùng quan trọng, một cuốn lịch sử sống động nhất về cuộc sống con người đầu thế kỷ 20. Sau một thời gian dài bị lãng quên, bộ ảnh kỳ công của An-be Kan đã được các nhà biên tập của đài BBC phục dựng, đưa vào cuốn sách ảnh mang tên "The Wonderful World of Albert Kahn" (tạm dịch: Thế giới kỳ diệu của An-be Kan).

Dưới đây là một số hình ảnh về Việt Nam trong các năm 1914 - 1916 trong bộ sưu tập của An-be Kan, được giới thiệu trên trang Belle Indochine của Pháp.


Vịnh Hạ Long năm 1915. Chức sắc tại một ngôi làng ở Hà Nội năm 1915.


Cầu Paul Dummer (cầu Long Biên), Hà Nội, năm 1915.


Mỏ than Hòn Gai năm 1915.


Phố Tràng Tiền ở Hà Nội vào năm 1914 – 1915.


Chức sắc tại một ngôi làng ở Hà Nội năm 1915.


Một ông đồ bán chữ ở Hà Nội năm 1915.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top